Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Phần bài thi tiếng anh VSTEP bạn lên biết?


Bài thi Vstep bao gồm 4 phần thi: Nghe hiểu, Đọc hiểu, Viết và Nói
Bài thi Nghe hiểu Tiếng Anh Vstep (40 phút/ 35 câu hỏi)

Đề thi chia thành 3 phần dưới dạng trắc nghiệm có câu hỏi và lựa chọn trả lời được có sẵn trong đề thi. Các bài nghe dưới dạng hướng dẫn, trao đổi ngắn, thông báo, bài giảng, hội thoại, bài nói chuyện.

Bài thi Đọc hiểu bài Tiếng Anh Vstep (60 phút/ 40 câu hỏi)

Đề thi gồm 4 bài đọc độ dài khoảng 500 từ/ bài.
Đề thi Viết Vstep (60 phút/ 2 bài viết)
Phần bài thi tiếng anh VSTEP bạn lên biết?

Bài thi đánh giá bậc 3 – 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc có 2 bài thi nhằm kiểm tra kĩ năng viết tương tác và viết sản sinh.

Phần 1: Viết thư/ email có độ dài khoảng 120 từ. Write thư theo Vstep chiếm 4/10 điểm.

Phần 2: Viết luận dài 250 từ theo một chủ đề cho trước. Thí sinh trả lời lập luận của mình dựa trên kiến thức và trải nghiệm của bản thân. Viết luận Vstep chiếm 6/10 điểm.
Bài thi Nói Vstep (12 phút/ 3 phần)

Phần 1: Tương tác xã hội

Cho hai chủ đề khác nhau gồm từ 3 đến 6 câu hỏi để thí sinh trả lời.

Phần 2: Thảo luận giải pháp

Cho một tình huống và ba giải pháp. Thí sinh chọn giải pháp tốt nhất và giải thích, phản biện hai giải pháp còn lại.

Phần 3: Phát triển chủ đề

Thí sinh dự thi nói về một chủ đề cho trước, sử dụng gợi ý đã cho hoặc tự phát triển ý kiến riêng. Giám khảo hỏi thí sinh thêm một số câu hỏi về chủ đề trên.


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Cách để đạt Tiếng Anh VSTEP

Cách để đạt Tiếng Anh VSTEP (kĩ năng Writing - Task 2)

Bây giờ ad xin giới thiệu với các bạn các cách ngắn gọn và dễ nhớ để đạt Tiếng Anh VSTEP cho kĩ năng Writing, áp dụng với Task 2 của bài thi nhé. Hoàn toàn hiệu quả, tổng hợp từ kinh nghiệm chấm thi của giám khảo chấm Tiếng Anh VSTEP luôn đó Biểu tượng cảm xúc smile.

1) Đọc kĩ đề:

Đề viết theo định dạng mới luôn cho 1 đoạn trích (khá dài) về chủ đề cần thảo luận. Đừng bạn nào đọc qua loa nhé. Hãy đọc thật kĩ, đảm bảo bạn hiểu đúng vấn đề, nếu không bạn sẽ lạc đề đó. Lạc đề chút xíu thì ko sao, lạc đề hoàn toàn là không được Tiếng Anh VSTEP đâu đấy.

2) Đảm bảo số từ của bài viết:

Bài viết yêu cầu dài ít nhất 250 từ cơ đấy. Nhưng nếu muốn qua Tiếng Anh VSTEP thôi thì chẳng cần phải viết dài đến thế Biểu tượng cảm xúc smile, và thật sự thì đa số thí sinh thi Tiếng Anh VSTEP chẳng ai viết được như vậy đâu vì thời gian thực rất ngắn. Nhưng cũng ko được viết quá ngắn. Tối thiểu phải viết được khoảng 120 - 140 từ nhé.
Cách để đạt Tiếng Anh VSTEP

3) Chia đoạn

Luôn nhớ phải chia bài viết của mình thành các đoạn: Mở bài (1 đoạn), thân bài (2-3 đoạn), kết luận. Chứ còn viết 1 đoạn duy nhất thì chắc chắn bị trừ điểm đó.

4) Ý chính để ở đầu bài văn

Ko cần biết bạn định viết cái gì, nhưng các đoạn văn của phần thân bài luôn bắt đầu bằng 1 câu Topic sentence nêu ý chính của đoạn đó nhé, Sau đó thích viết gì để giải thích thì viết

5) Chú ý đến cấp độ câu

Để được Tiếng Anh VSTEP ko cần quá câu kì. Hãy để ý các câu bạn viết, xem có đầy đủ Chủ ngữ, Động từ, tân ngữ chưa. Động từ đã chia chưa, danh từ số ít, số nhiều. Và tất nhiên câu phải liên quan đến chủ đề rồi.

6) Không cần các ý sâu xa

Hãy nhớ chỉ cần diễn đạt rõ ý mình muốn nói, Tiếng Anh VSTEP ko cần cao siêu gì đâu, chọn những ý dễ nói, đơn giản, dễ hiểu là được. Cầu kì quá vừa khó diễn đạt, dẫn tới mắc lỗi, vừa khó để giải thích đó.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

TIME VSTEP


Trước lúc đi vào ôn tập từng phần cụ thể, chúng mình cùng dành chút thời gian tìm hiểu về cấu trúc của một đề thi VSTEP nhé!
Giống như nhiều bài thi ngoại ngữ khác, bài thi VSTEP bao gồm 4 phần thi Nghe, Đọc, Viết, Nói.
Phần Nghe:
Bài thi Nghe của VSTEP có tổng thời lượng là 40 phút, với 3 phần kiểm tra các tiểu kĩ năng nghe khác nhau. Trong ba phần này, các bạn sẽ lần lượt được nghe năm đoạn trao đổi ngắn, một đoạn hội thoại và một bài giảng/bài nói chuyện, sau đó trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung vừa nghe. Lưu ý rằng, đối với phần thi nghe của VSTEP, các bạn sẽ chỉ được nghe duy nhất một lần thôi nhé!
Phần Đọc:
Ở bài thi Đọc, trong vòng 60 phút, các bạn sẽ được thử sức với 40 câu hỏi đọc – hiểu dưới dạng câu hỏi đa lựa chọn, được phân bố trong 4 bài đọc (1900 – 2050 từ) với các chủ đề đa dạng.
Phần Viết:
Phần thi Viết của VSTEP kéo dài trong 60 phút và yêu cầu thí sinh trình bày hai bài viết: một bức thư (khoảng 120 từ) và một bài luận (250 từ) theo chủ đề.
Phần Nói:
Đề thi Nói của VSTEP bao gồm 3 phần: Tương tác xã hội, Thảo luận giải pháp và Phát triển chủ đề.
Ở phần Tương tác xã hội, các bạn sẽ lần lượt trả lời ba câu hỏi với nội dung xoay quanh những chủ đề gần gũi, gắn với đời sống hàng ngày (VD: thói quen sinh hoạt, nơi ở…).
Trong phần Thảo luận giải pháp, các bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn ra hướng giải quyết tối ưu nhất cho một tình huống cụ thể từ ba giải pháp được gợi ý trong đề bài.
Section 2: Problem solving
Candidates have 1 minute to prepare and 2 minutes to speak.
Your family is planning on an oversea trip this Christmas. However, you and your family are still concerning about how long the trip would last. Between 3 days, 5 days and 1 week, which one might be the best selection?
Đối với phần Phát triển chủ đề, đầu tiên mỗi thí sinh sẽ được nhận một Topic Card ghi chủ đề và một số gợi ý. Dựa vào các gợi ý này, các bạn sẽ trình bày vấn đề được ghi trên Topic Card, và sau đó trả lời một số câu hỏi của người phỏng vấn liên quan đến vấn đề trên.
Đối với hai phần sau, mỗi phần các bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị trước khi nói. Phần thi Nói sẽ kéo dài trong khoảng 12 phút.
Để giúp các bạn hình dung rõ hơn, dưới đây là đề thi VSTEP mẫu do trường Đại học Ngoại ngữ cung cấp. Chúc các bạn nắm thật vững cấu trúc đề thi, từ đó có thể ôn tập đúng hướng và khoa học cho kì thi sắp tới nhé.

Chia thời gian để làm bài tiếng anh VSTEP


Có thể thấy, Reading là phần dễ gỡ điểm nhất trong số 4 phần của bất cứ bài thi nào, không riêng gi đối với Vstep. Đạt được số điểm tối đa cho phần này là không khó nếu bạn chăm chỉ luyện tập và nhất là có một chiến lược làm bài thông minh.

Sau đây FreE1 chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn một số tips để làm reading khá hiệu quả, bạn hãy áp dụng thử xem nhé.


1. Phân bố thời gian hợp lí:
Timing-is-everything

Một đề đọc của Vstep gồm 4 bài đọc, mỗi bài 10 câu với thời gian làm là 60 phút. Như vậy trung bình bạn có tối đa 15 phút cho mỗi đoạn văn.

Lời khuyên cho bạn là, hãy rút ngắn thời gian làm các câu hỏi lại, mỗi câu trong 1 phút, như vậy bạn có thêm 5 phút dôi ra, và tổng cộng là có 20 phút để check và soát lại bài, đồng thời chuyển đáp án vào giấy thi.

Nghe có vẻ thật bất khả thi phải không nào, nhưng bạn có thể hoàn toàn làm được điều này bằng các bước đơn giản sau:

Đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, xác định câu dễ, khó. (1 phút)
Làm từ câu dễ nhất đến câu khó nhất, không nên cầu toàn làm một mạch từ trên xuống dưới. (40 phút cho phần đọc)
Bỏ qua câu hỏi khi cảm thấy khó, lập tức chuyển sang câu khác.
Quay trở lại làm các câu khó (10 phút)
Kiểm tra lại toàn bộ bài và chuyển đáp án vào giấy trả lời (5 phút)

2. Phân loại câu hỏi:
sorting-things-out-an-introduction-to-card-sorting-1-728

Reading Vstep luôn xuất hiện một số dạng câu hỏi căn bản như hỏi về ý chính, từ vựng, …

Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ, biết cách phân loại các câu hỏi để giải quyết chúng thật thông minh.

Câu hỏi reading thường có hai dạng chính : câu hỏi suy luận và câu hỏi thông tin.

Những câu hỏi thông tin (hỏi về về ý chính, từ vựng,…) là những câu hỏi dễ, nên làm trước. Còn những dạng câu hỏi cần suy đoán, suy luận (ý chính, mục đích của tác giả) bạn nên để lại sau cùng. Nếu như cứ cần mẫn làm lần lượt từng câu hỏi, bạn sẽ bị mắc kẹt tại câu khó và mất rất nhiều thời gian, trong khi bạn có thể chuyển hướng làm những câu khác dễ hơn và quay lại câu khó sau.

Bài về định dạng đề, cũng như phân loại câu hỏi bạn hãy xem tại đây:

3. Tìm key word:

Key word là những từ khóa, từ quan trọng giúp bạn tìm được câu trả lời trong bài đọc.

Bạn cần tìm keyword từ cả câu hỏi lẫn ở đoạn văn.

Tại sao phải làm như vậy?

Tìm được key word ở câu hỏi, bạn sẽ hiểu đề bài muốn yêu cầu, đòi hỏi bạn cái gì, từ đó tiến hành tìm từ khóa trong bài, xác định đáp án đúng.

Cách tìm keyword:

Sử dụng kĩ năng skim and scan, phần kĩ năng đặc biệt hữu dụng này sẽ được bọn mình hướng dẫn trong loạt bài sau nhé. Hay tiếp tục theo dõi blog để cập nhật những bài viết bổ ích.

From FreE1 with love!

Nguồn: http://vstep.net.vn

Lỗi khi thi VSTEP



Chào các bạn!
Qua giới thiệu ở những bài trước, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Writing task1 VSTEP: Writing a letter. Chắc hẳn các bạn đều đã từng học qua, đã từng biết đến cách viết một bức thư bằng tiếng Anh. Chắc hẳn ai cũng mong muón viết được một bức thư HAY nhưng liệu bạn đã thực sự biết làm thế nào để viết một bức thư ĐÚNG? ở bài học này, freE1 Tutoring Program sẽ giúp bạn tìm hiểu Những lỗi thường gặp khi viết thư nhé!
1. Beating about the bush (Diễn đạt lòng vòng)
Đây là lỗi cơ bản ở những người Việt học tiếng Anh. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt văn hoá dẫn đến sự khác biệt trong tư duy và ngôn ngữ. Nếu như người Việt chuộng lối nói văn hoa bóng bẩy, rào trước đón sau thì người Anh lại luôn đi thẳng vào vấn đề mình muốn nói. Do đó, khi viết thư, người Việt hay có xu hướng hỏi thăm kể chuyện rồi mới nói đến vấn đề chính trong khi người Anh lại làm rõ từ đầu mục đích viét thư của mình.
Vậy nên khi viết thư, các bạn cần đi thẳng vào câu hỏi: Tại sao mình viết thư?, tránh diễn đạt lan man dài dòng. Có nhiều cách để diễn đạt, ví dụ:
– I am writing in connection with…
– I am writing with regard to…
– In reply to your e-mail, here are…
nhưng thông dụng nhất vẫn là “I am writing to + (paraphrase)”. Bạn nên chọn cho mình một cách nói phù hợp nhất để áp dụng với mọi đề bài, tránh mất thời gian vào phần không cần thiết.
2. Using wrong register (Dùng văn phong không đúng)
Trong viết thư có 3 loại văn phong: trang trọng (formal), bán trang trọng (semi-formal) và không trang trọng (informal).
A, Cách phân biệt
Formal letters Semi-formal letters Informal letters
– Viết cho người mình không quen biết, thậm chí có thể không biết là nam hay nữ.

Nguồn: http://vstep.net.vn
– Ví dụ: công ty bảo hiểm, ngân hàng, sân bay…
– Viết cho người mình có quen biết
– Ví dụ: chủ nhà, bác sĩ, giáo viên…
– Viết cho người mình thân quen
– Ví dụ: bạn bè, gia đình, họ hàng
Dear Sir,
Dear Madam,
Dear Sir/ Madam,
Dear Mr./ Miss/ Mrs./ Ms. + family name, Dear + first name,
B, Đặc điểm
Formal language (Ngôn ngữ trang trọng)
Dùng câu phức, các từ không phổ biến, khách quan
KHÔNG: ngôn ngữ giao tiếp đời thường (colloquial English), từ viết tắt (abbreviations), từ rút gọn (contractions), cụm động từ (phrasal verbs), thành ngữ (idioms), tiếng lóng (slangs).
Semi-formal language (Ngôn ngữ bán trang trọng)
Dùng ngôn ngữ lịch sự (polite English) :
+ Tránh diễn đạt thái quá. Ví dụ: Khi đưa ra yêu cầu nên dùng thêm “Could you” và “please”, không chỉ dùng mỗi câu mệnh lệnh đơn thuần.
Call me later.
Could you please call me later?
+ Không diễn đạt ý phủ định một cách trực tiếp. Ví dụ dùng “I am of a different opinion.” Thay vì “I disagree.”
Có thể dùng một vài cụm động từ và thành ngữ.
Ví dụ: Could you please look over my records?
Informal language (Ngôn ngữ không trang trọng)
Ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày (nhắn tin, bưu thiếp,…)
Dùng câu ngắn, bộc lộ cảm xúc và chủ quan.
Có thể dùng từ viết tắt, từ rút gọn, cụm động từ, thành ngữ, tiếng lóng.
C, Những điều nên tránh
Thông thường, đề thi VSTEP writing task 1 sẽ yêu cầu các bạn viết một bức thư cho một đối tượng mình khá quen thân về một vấn đề đặc biệt nên ngôn ngữ bạn sử dụng không nên quá trang trọng hay suồng sã. Các bạn nên:
Sử dụng semi-formal language
Tránh dùng cụm động từ và thành ngữ
Không viết tắt hay viết rút gọn
3. Lacking sentence variation (Thiếu đa dạng câu)
Thiếu đa dạng câu là khi bài viết hoặc có quá nhiều câu ngắn (choppy) hoặc câu dài lan man mà không rõ cấu trúc (run-on).
Lỗi “choppy”này khá phổ biến ở người mới bắt đầu viết vì chỉ viết một cấu trúc câu duy nhất gồm một chủ ngữ + một vị ngữ, khiến đoạn viết trở nên nhàm chán và bị đánh giá thấp:
VD: “I have a friend. Her name is An. She is a good student”
Lỗi run-on xảy ra khi người viết không làm chủ được cấu trúc, viết theo kiểu “dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh” khiến câu trở nên dài dòng mà không có một ý nghĩa cụ thể.
VD: “I have a friend who is a good student and I really like her because she is a very good friend to me so I want to introduce her, her name is An.”
Để tránh việc thiếu đa dạng câu, bạn cần nắm được các loại câu cơ bản và cố gắng dùng xen kẽ những cấu trúc phức tạp và đơn giản để tạo ra sự hài hòa cho bài viết
3 cấu trúc câu chính mà bạn cần biết là
– Simple: S + V ( một cụm chủ vị )
– Compound: S + V + coordinator (FAN BOYS) + S + V ( hai cụm chủ vị liên kết bằng for/as/nor/but/or/yet/so
– Complex: S + V + subordinator + S+V
Tips trong phòng thi:
– Đừng đặt 3 câu cùng một loại ở cạnh nhau. Nếu vừa viết hai câu ngắn, hãy nối tiếp bằng một câu dài và với cấu trúc khác.
– Nhớ kĩ một vài cấu trúc câu đặc biệt để tạo điểm nhấn cho bài viết : if, not only…but also, no matter what, wish,…
– Trước khi viết, quyết định xem mình sẽ sử dụng bao nhiêu câu phức, câu đơn, chuẩn bị sẵn một cấu trúc đặc biệt để lúc viết chỉ việc áp dụng, tiết kiệm thời gian.

4. Closing improperly (Kết thư không phù hợp)
Như đã đề cập ở bài viết trước, bài viết thư trong VSTEP Writing task 1 sẽ kết thúc với complimentary close. Có rất nhiều cách kết thư khác nhau và nhiều khi, người viết dễ dùng nhầm, dùng từ không phù hợp. Dưới đây là phân loại một số từ kết luận thông dụng:

Hướng dẫn thi VSTEP



Làm sao để vượt qua bài thi VSTEP?”. Đây là một câu hỏi cho bất kì sinh viên nào khi bước chân vào cánh cổng ULIS. Đại học là một môi trường học tập mới nơi tự học đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy sách trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình tự học ấy. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn một số đầu sách hữu ích cho quá trình tự ôn luyện VSTEP nhé.

“Listening: Các sách luyện nghe TOEFL và CAE
Mastering skills for the TOEFL iBT listening.
Barron’s TOEFL iBT.
Ready for CAE.
Complete CAE.

Việc đọc phục vụ rất nhiều cho nói và viết bởi lượng từ và thông tin nền nó cung cấp (nguồn ảnh: Globalenglish )

“Speaking and Writing: Các sách luyện nói và viết IELTS
Academic Writing practice for IELTS.
Mat Clark’s writing.
Mat Clark’s speaking.

Các nguồn thông tin đại chúng như báo chí cũng rất giúp ích trong quá trình luyện thi (nguồn ảnh: Newyorker)

“Reading: Các bài đọc “Multiple choice” của CAE
Cambridge CAE.
CAE practice test plus.
Succeed in Cambridge CAE.

Ngoài ra, các bạn có thể tìm thêm các nguồn tài liệu tương tự. Nên nhớ rằng làm bài tập trong sách là để luyện tập kĩ năng cho vững, một khi nắm tốt bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì các kì thi VSTEP hay IELTS, TOEFL … sẽ chỉ còn là “a piece of cake” đúng không nào?

A piece of cake: Dễ như ăn bánh

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Giới thiệu VSTEP


Giới thiệu VSTEP

Chào các bạn!
Qua những giới thiệu trước đây, bài thi VSTEP Writing thì có hai phần là task 1: writing a letter/email và task 2: writing an essay (thông tin cụ thể về định dạng đề thi VSTEP xem tại đề thi vstep. Có thể ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của bài viết easay nhưng cũng đừng vì thế mà xem nhẹ phần viết thư nhé! Task 1 chỉ yêu cầu viết một lá thư hay một email 150 từ trong vòng 20 phút, tưởng chừng đơn giản bình thường nhưng lại quan trọng lắm nhé! Đây là cơ hội để các bạn “gỡ gạc” điểm số vì đúng như yêu cầu của nó, bạn không cần suy nghĩ và viết quá nhiều, không tốn nhiều thời gian như viết bài luận. Chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể ăn điểm ngay!
Vậy làm thế nào để hoàn thành task 1 với kết quả tốt nhất? Ông cha ta có câu: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đúng vậy, muốn viết được một lá thư hay và đúng thì trước hết phải nắm được cấu trúc của một bức thư đã! Trong bài học này, chúng mình sẽ giới thiệu với các bạn cấu trúc của một bài viết thư trong VSTEP nhé!
Một bức thư trong bài thi VSTEP gồm có bốn phần: mở, thân (nội dung), kết luận và kết thư.
1. Mở thư (Opening)
Đây là phần đầu tiên của một bức thư, trả lời cho câu hỏi WHO – viết cho ai.
Do yêu cầu của đề thi VSTEP, phần mở thư trong bài viết của các bạn sẽ chỉ bao gồm lời chào (salutation). Và phần mở đầu thư thường là “Dear + tên người nhận,”
Ví dụ: Dear Shally,
Dear Mr. Brown,
2. Thân bài (Body)
Đây là phần chính của bức thư, mục đích chính thường là trả lời cho câu hỏi WHY – tại sao viết thư. Tùy vào yêu cầu đề bài mà nội dung thư có thể trả lời cho nhiều câu hỏi khác nhau. Ví dụ với một lá thư mời dự tiệc thì người viết cần làm rõ WHY (Tại sao mình lại viết thư? – viết để mời bạn dự tiệc), WHAT (Bữa tiệc đó là tiệc gì, nhân dịp gì? – tiệc tân gia), WHEN – WHERE (Bữa tiệc được tổ chức khi nào, ở đâu?), WHAT TO ASK (Bạn muốn yêu cầu/nhờ vả gì? – mời đến tham dự, nhờ đến sớm giúp).
I am writing to invite you to my house-warming party. Jack and I moved to our new house on Ba Trieu Street two weeks ago and after settling ourselves, we decided to hold a party for friends and relatives to share our joy. The party will take place at 07:30 pm, July 16th at 167 Ba Trieu Street, Hanoi. Would you please spare your time to come and join us? As there will be quite many guests that day, can you come a bit earlier at about 06:00 pm and help me prepare for the party if it is convenient for you?
3. Kết bài/ Hứa hẹn
Ở phần này, người viết thường nhắn nhủ người nhận về những thông tin bên ngoài nội dung thư như đề nghị giúp đỡ nếu cần thiết, mong sớm nhận tin…
Ví dụ: Please let me know if you can manage your time. I am looking forward to hearing from you soon.
4, Kết thư (Closing)
Trong đề thi VSTEP, bức thư của bạn sẽ được kết thúc bằng phần kết luận (complimentary close).
Một số cách kết luận thường gặp:
Love,
Best wishes,
Best regards,
Yours,
Yours sincerely,
Yours faithfully,

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cấu trúc một bức thư trong phần writing task 1 của VSTEP. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về phần thi này. Nếu còn gì thắc mắc thì đừng ngại ngần chia sẻ với chúng mình nhé!